Dạo gần đây có nhiều người inbox hỏi mình là Tại sao phải học UX/UI? UX/UI có gì quan trọng mà chúng ta bắt buộc phải học nó? UX/UI ảnh hưởng đến việc SEO web như thế nào? Trong bài viết này mình sẽ cố gắng giải thích cho các bạn hiểu một cách đơn giản nhất.
Dành cho những ai chưa biết
UI (User Interface) là giao diện người dùng trên các loại phần mềm máy tính, ứng dụng di động, website và các thiết bị thông minh khác. Mục đích của việc thiết kế giao diện người dùng là đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm đồng thời giúp người dùng tương tác và sử dụng các sản phẩm trên một cách đơn giản và hiệu quả.
UX ( User Experiences) là trải nghiệm người dùng, cụ thể ở đây là trải nghiệm trên website của ban.
Ở bài viết này tôi coi UI/UX như một thể thống nhất. Dù rằng có một số quan điểm cho rằng UI/UX khác biệt nhau nhưng tôi thì cho rằng chúng chỉ như 2 mặt của một bàn tay. Còn về việc phân biệt UI/UX tôi sẽ nói đến nếu có thời gian. Về vấn đề này các bạn có thể tham khảo riêng ở các website, blog chuyên về design.
Vậy UI/UX chỉ là yếu tố mà website có cũng được mà không có cũng không sao ? Một website UI/UX tồi vẫn có thể lên Seo lên top ? Câu trả lời của tôi cho vấn đề này là …. chắc chắn không. Đơn giản là vì việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm chính là để mang lại những thông tin, một cách chính xác so với tìm kiếm của người dùng trong một thời gian nhanh nhất.
Điều này có nghĩa là Google chỉ gửi đến người dùng thông tin từ những website uy tín và chất lượng nhất, mang lại trải nghiệm (UX) tốt nhất. Mà để tạo nên UX tốt thì chắc chắn phải có một UI tốt. Do vậy, quan điểm của tôi là một website chỉ SEO được khi đã đảm bảo UI/UX tốt. Vậy thế nào là UI/UX tốt ?
Trước tiên khi tạo một website, bạn phải xác định được mục đích mình tạo website để làm gì. Hay nói cách khác, thông điệp bạn muốn truyền tải thông qua website là gì. Từ đó sẽ quyết định bạn chọn phong cách thể hiện cho website và bắt đầu đi vào thiết kế giao diện website.
Chẳng hạn nếu website của bạn là một website được lập ra với mục đích bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ (thường là vậy) thì thông điệp bạn cần truyền tải sẽ là
Tuy nhiên có nhiều website ẩn chứa trong mình những thông điệp mà các bạn sẽ phải mất một thời gian mới nhận ra. Suy cho cùng thì đa số các loại hình nghệ thuật đều nhằm thể hiện , truyền tải một điều gì đó, thông điệp gì đó tới người xem. Và web cũng không phải ngoại lệ. Ở bài viết sau tôi sẽ phân tích về một website cá nhân của một designer nổi tiếng để cho bạn thấy điều đó.
2. Điều hướng tốt và tính khả dụng tốt
Thực ra đây là yếu tố chính liên quan trực tiếp đến SEO. Nhưng sau khi suy xét một cách tổng quan hơn thì tôi nhận ra rằng việc truyền tải được thông điệp mới là yếu tố quan trọng hàng đầu của UI/UX. Việc sắp xếp các thanh menu, hệ thống điều hướng cũng nhằm mục đích trên.
Cụ thể là các thanh menu chính sẽ đập vào mắt khách hàng bằng các loại sản phẩm dịch vụ chính mà website đang bán. Hơn nữa nó còn thể hiện tính khả dụng (tiện lợi) khi người xem có thể chuyển đến các mục hàng hóa khác và các sản phẩm thuộc nhóm khác trên website chỉ trong vòng 1, 2 click.
Sở dĩ nói việc điều hướng tốt liên quan trực tiếp đến SEO là bởi bản chất của các thanh điều hướng , menu ngang, dọc, chính là internal link , cụ thể hơn là Sitewide link.
Có lẽ các bạn nghĩ rằng sitewide link là xấu ? Thực ra thì Google chỉ phạt những sitewide link không tự nhiên. Và quan trọng là các menu và thanh điều hướng thể hiện rõ nhất điều mà một UI/UX tốt phải làm đó là truyền tải thông điệp như ở trên đã nói.
Các internal text link – tức link trong bài viết cũng đóng góp một phần không nhỏ vào cấu trúc link này. Về bản chất của internal link, mình sẽ có một bài viết riêng sau này.
Một UI/UX rõ ràng mạch lạc sẽ giúp thể hiện được thông điệp một cách tốt nhất.
Sự rõ ràng mạch lạc thể hiện ở đâu ?
a. Tỉ lệ, khoảng cách các phần trên giao diện
Một giao diện thông thường sẽ gồm có
Nhưng điểm chung của tất cả các giao diện là phải đáp ứng được tỉ lệ tuân theo các Grid tiêu chuẩn quốc tế. Điều này giúp người xem. Để nói về tỉ lệ thì tôi sẽ có một bài khác chuyên sâu về các loại layout và grid thường được dùng trong thiết kế web.
Tỉ lệ, khoảng cách này cùng với cách phối màu sẽ giúp người xem nhận biết được đâu là phần chính của website, đâu là điểm nhấn, tạo cảm giác dễ chịu về mặt thị giác để bắt đầu tiếp thu thông tin (đọc content).
Một khoảng cách quan trọng nữa là khoảng cách các link . Điều này liên quan đến sự thân thiện đối với thiết bị di động và là mấu chốt với website từ năm 2015.
Trên đây là những điều cơ bản về UX / UI tốt. Trong loạt bài tới mình sẽ phân tích một số website cụ thể cùng với bản chất thuật toán của Google xét theo UX, UI.
UI/UX là gì?
Dành cho những ai chưa biết
UI (User Interface) là giao diện người dùng trên các loại phần mềm máy tính, ứng dụng di động, website và các thiết bị thông minh khác. Mục đích của việc thiết kế giao diện người dùng là đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm đồng thời giúp người dùng tương tác và sử dụng các sản phẩm trên một cách đơn giản và hiệu quả.
UX ( User Experiences) là trải nghiệm người dùng, cụ thể ở đây là trải nghiệm trên website của ban.
Ở bài viết này tôi coi UI/UX như một thể thống nhất. Dù rằng có một số quan điểm cho rằng UI/UX khác biệt nhau nhưng tôi thì cho rằng chúng chỉ như 2 mặt của một bàn tay. Còn về việc phân biệt UI/UX tôi sẽ nói đến nếu có thời gian. Về vấn đề này các bạn có thể tham khảo riêng ở các website, blog chuyên về design.
Vậy UI/UX chỉ là yếu tố mà website có cũng được mà không có cũng không sao ? Một website UI/UX tồi vẫn có thể lên Seo lên top ? Câu trả lời của tôi cho vấn đề này là …. chắc chắn không. Đơn giản là vì việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm chính là để mang lại những thông tin, một cách chính xác so với tìm kiếm của người dùng trong một thời gian nhanh nhất.
Điều này có nghĩa là Google chỉ gửi đến người dùng thông tin từ những website uy tín và chất lượng nhất, mang lại trải nghiệm (UX) tốt nhất. Mà để tạo nên UX tốt thì chắc chắn phải có một UI tốt. Do vậy, quan điểm của tôi là một website chỉ SEO được khi đã đảm bảo UI/UX tốt. Vậy thế nào là UI/UX tốt ?
Trước tiên khi tạo một website, bạn phải xác định được mục đích mình tạo website để làm gì. Hay nói cách khác, thông điệp bạn muốn truyền tải thông qua website là gì. Từ đó sẽ quyết định bạn chọn phong cách thể hiện cho website và bắt đầu đi vào thiết kế giao diện website.
Chẳng hạn nếu website của bạn là một website được lập ra với mục đích bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ (thường là vậy) thì thông điệp bạn cần truyền tải sẽ là
- Các loại hàng hóa chúng tôi có, muốn giới thiệu hoăc các mảng dịch vụ chính
- Chính sách bán hàng, khuyến mãi – hậu mãi v.v…, thủ tục nhận hàng
- Chất lượng nguồn gốc hàng hóa đảm bảo
- Call to Action – Kêu gọi hành động. Mọi việc ở trên sẽ vô nghĩa nếu bước này không thực hiện tốt.
Tuy nhiên có nhiều website ẩn chứa trong mình những thông điệp mà các bạn sẽ phải mất một thời gian mới nhận ra. Suy cho cùng thì đa số các loại hình nghệ thuật đều nhằm thể hiện , truyền tải một điều gì đó, thông điệp gì đó tới người xem. Và web cũng không phải ngoại lệ. Ở bài viết sau tôi sẽ phân tích về một website cá nhân của một designer nổi tiếng để cho bạn thấy điều đó.
2. Điều hướng tốt và tính khả dụng tốt
Thực ra đây là yếu tố chính liên quan trực tiếp đến SEO. Nhưng sau khi suy xét một cách tổng quan hơn thì tôi nhận ra rằng việc truyền tải được thông điệp mới là yếu tố quan trọng hàng đầu của UI/UX. Việc sắp xếp các thanh menu, hệ thống điều hướng cũng nhằm mục đích trên.
Cụ thể là các thanh menu chính sẽ đập vào mắt khách hàng bằng các loại sản phẩm dịch vụ chính mà website đang bán. Hơn nữa nó còn thể hiện tính khả dụng (tiện lợi) khi người xem có thể chuyển đến các mục hàng hóa khác và các sản phẩm thuộc nhóm khác trên website chỉ trong vòng 1, 2 click.
Sở dĩ nói việc điều hướng tốt liên quan trực tiếp đến SEO là bởi bản chất của các thanh điều hướng , menu ngang, dọc, chính là internal link , cụ thể hơn là Sitewide link.
Có lẽ các bạn nghĩ rằng sitewide link là xấu ? Thực ra thì Google chỉ phạt những sitewide link không tự nhiên. Và quan trọng là các menu và thanh điều hướng thể hiện rõ nhất điều mà một UI/UX tốt phải làm đó là truyền tải thông điệp như ở trên đã nói.
Các internal text link – tức link trong bài viết cũng đóng góp một phần không nhỏ vào cấu trúc link này. Về bản chất của internal link, mình sẽ có một bài viết riêng sau này.
Một UI/UX rõ ràng mạch lạc sẽ giúp thể hiện được thông điệp một cách tốt nhất.
Sự rõ ràng mạch lạc thể hiện ở đâu ?
a. Tỉ lệ, khoảng cách các phần trên giao diện
Một giao diện thông thường sẽ gồm có
- Header Section
- Main Section (Content)
- Sidebar (Left Sidebar hoặc Right Sidebar) Nếu không có cả 2 Sidebar tức là Web ở dạng Fullwidth Section.
- Footer
Nhưng điểm chung của tất cả các giao diện là phải đáp ứng được tỉ lệ tuân theo các Grid tiêu chuẩn quốc tế. Điều này giúp người xem. Để nói về tỉ lệ thì tôi sẽ có một bài khác chuyên sâu về các loại layout và grid thường được dùng trong thiết kế web.
Tỉ lệ, khoảng cách này cùng với cách phối màu sẽ giúp người xem nhận biết được đâu là phần chính của website, đâu là điểm nhấn, tạo cảm giác dễ chịu về mặt thị giác để bắt đầu tiếp thu thông tin (đọc content).
Một khoảng cách quan trọng nữa là khoảng cách các link . Điều này liên quan đến sự thân thiện đối với thiết bị di động và là mấu chốt với website từ năm 2015.
b. Màu sắc, phông chữ, hình ảnh
- Màu sắc, phông chữ của website phải đồng bộ với bộ nhận diện thương hiệu.
- Nên đảm bảo cỡ chữ to dễ nhìn. Nhiều website đang sử dụng cỡ chữ từ 12-14, kích cỡ này dường như đã trở thành tiêu chuẩn phi chính thống.
Trên đây là những điều cơ bản về UX / UI tốt. Trong loạt bài tới mình sẽ phân tích một số website cụ thể cùng với bản chất thuật toán của Google xét theo UX, UI.
Chúc bạn thành công!
ConversionConversion EmoticonEmoticon